Lịch sử tranh thêu tay Việt Nam

Lịch sử tranh thêu tay Việt Nam

Ở Việt Nam, tranh thêu tay là một nét văn hóa truyền thống và lâu đời. Trải qua bao thế hệ cha ông với bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, nghề thêu tranh cho đến ngày nay vẫn giữ được bản sắc lâu đời của dân tộc ta. Hãy cùng tìm hiểu một chút về lịch sử của nghề tranh thêu Việt Nam.

tranh thêu đồng quê - tranh thêu tnc

Ai là ông tổ nghề thêu?

Cho đến nay, không ai biết được nghề thêu VIệt Nam được hình thành từ bao giờ và ai là người đầu tiên biến ý tưởng may vá thành một ngành nghề nghệ thuật. Tương truyền rằng ông tổ nghề thêu là Lê Công Hành (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661) sinh sống tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện thường Tín, Hà Nội (Hà Tây cũ). Ông thi đỗ Tiến sĩ vào thời vua Lê Chân Tông (1643 – 1649) và một lần được cử đi sứ sang Trung Quốc năm 1646. Trong lần đi sứ đó, ông đã bị người Trung Quốc nhốt trên một cái lầu cao vì biết ông là người thông minh muốn thử trí của ông. Nơi Lê Công Hành bị nhốt chỉ bày một pho tượng bằng đất, một bức nghi môn và hai cái lọng. Ngửi thấy mùi bánh khảo từ tượng, ông bẻ pho tượng ra để ăn cho đỡ đói. Một thời gian sau, ông hạ bức nghi môn xuống, thao ra và quan sát tỉ mỉ từng sợi chỉ, đường thêu để nếu có cơ hội về nước sẽ truyền lại cho nhân dân kỹ thuật thêu thùa của Trung Quốc. Vài ngày tiếp theo, không thấy ai bắc thang cho xuống, ông mới nghĩ ra cách kẹp hai cái lọng hai bên mình rồi nhảy xuống an toàn. Triều đình nhà Minh nể phục trí thông minh của Lê Công Hành và cho ông về nước.

Về nước, ông truyền dạy nghề thêu cho dân Việt và nghệ thuật thêu thùa ở nước ta phát triển kể từ ngày đó.

Vài nét lịch sử nghệ thuật thêu Việt Nam

Thời phong kiến, nghề thêu là một trong những nghề chỉ dành phục vụ cho Vua chúa và giới Quý tộc. Chỉ vải là chất liệu phổ biến nhất của các sản phẩm thêu thời đó. Những sợi chỉ được nhuộm bằng công thức thủ công với chất liệu hoàn toàn từ thiên nhiên như củ nâu, cây chàm, đá mài, hoa hòe, vỏ bàng, nước điệp, lá vông, …. Trong thời kỳ ấy, nghề thêu thường do những người phụ nữ đảm trách. Theo quan niệm của Nho giáo, người con gái phải hoàn thiện tứ đức: “Công, dung, ngôn, hạnh”.

“Trai thì đọc sách ngâm thơ

Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may”

Đến đầu thập niên 90, thế kỷ XX, nghệ thuật thêu Việt Nam dần dân vươn tới đỉnh cao, thể hiện chủ đạo qua hình thức tranh thêu tay.

Với chất liệu ngày một phong phú và ý thức sáng tạo nghệ thuật, các nghệ nhân Việt Nam đang dần đưa tranh thêu đến đỉnh cao nghệ thuật. Không chỉ mang nét đẹp nghệ thuật, tranh thêu tay còn là vật ẩn chứa, thể hiện những thăng trầm của thời gian, tái hiện những biến cố lịch sử. Đồng thời, tranh thêu tay Việt Nam là nét đẹp văn hóa dân tộc, vẻ đẹp mộc mạc giản dị, chan chứa tình thường yêu của người dân Việt.

0 replies

Trả lời

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *